MENU
Trang chủ
Giới thiệu
Sản phẩm của chúng tôi
Vải địa kỹ thuật
Màng chống thấm HDPE
Dầu biến thế
Rọ đá
Băng cản nước PVC
Khớp nối pvc
Giấy dầu chống thấm
Khe co giãn
Gối cầu
Bìa giấy cách điện
Matit chèn khe
Máy ấp trứng gia cầm
Tấm thoát nước
Vỉ thoát nước
Tấm Alu
Tin tức
Tin tức công ty
Tin tức hoạt động
Tuyển dụng
Liên hệ
Vật tư địa kỹ thuật
Công ty CP XNK Đầu Tư Thương Mại Việt Nam
VPGD: Khu Tập Thể Trường Cấp 3 Nguyễn Trãi - Nhị Khê- Thường Tín - Hà Nội
Hotline: 0912.353.363 - 0943.499.688
Địa chỉ: Thôn Thượng Đình - Xã Nhị Khê - Huyện Thường Tín - Tp. Hà Nội
Trang chủ
Giới thiệu
Sản phẩm của chúng tôi
Vải địa kỹ thuật
Màng chống thấm HDPE
Dầu biến thế
Rọ đá
Băng cản nước PVC
Khớp nối pvc
Giấy dầu chống thấm
Khe co giãn
Gối cầu
Bìa giấy cách điện
Matit chèn khe
Máy ấp trứng gia cầm
Tấm thoát nước
Vỉ thoát nước
Tấm Alu
Tin tức - sự kiện
Tin tức công ty
Tin tức hoạt động
Liên hệ
Tuyển dụng
Vải địa kỹ thuật không dệt HD
Vải địa kỹ thuật không dệt HD
Danh mục:
Vải địa kỹ thuật
Giá bán:
Liên hệ: 0912.353.363
Vải địa kỹ thuật không dệt được cấu tạo từ những sợi ngắn (100% polypropylene hoặc 100%polyester), không theo một hướng nhất định nào, được liên kết với nhau bằng phương pháp (dùng chất dính), hoặc nhiệt (dùng sức nóng) hoặc cơ (dùng kim dùi). Đại diện cho nhóm vải không dệt gồm HD của Việt Nam....
Chi tiết sản phẩm
VẢI ĐỊA KỸ THUẬT KHÔNG DỆT HD - VIỆT NAM
- Vải địa kỹ thuật không dệt HD - Việt Nam : HD16C, HD118C, HD19C, HD23C, HD27C, HD30C, HD34C, HD38C, HD43C, HD50C, HD60C
- Vải địa kỹ thuật ART - Việt Nam: ART 7,
ART 9, ART 12, ART 15, ART ....
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
cung cấp vải địa kỹ thuật chất lượng cao, giá thành hợp lý, phù hợp với dự án. công ty xin giới thiệu cấu tạo và chức năng của Vải địa kỹ thuật như sau:
1) Cấu tạo vải địa kỹ thuật
Cấu tạo vải địa kỹ thuật được chế tạo từ những sản phẩm phụ của dầu mỏ, từ một hoặc hai loại polymer (polyamide) như polyester và polypropylene. Tùy theo hợp chất và cách cấu tạo, mỗi loại vải địa kĩ thuật có những đặc tính cơ lý hóa như sức chịu kéo, độ dãn, độ thấm nước, môi trường thích nghi v.v... khác nhau.
Hầu hết các sản phẩm có mặt tại Việt Nam đều được chế tạo bằng polyester và polypropylen. Vải địa kĩ thuật được chia làm ba nhóm chính dựa theo cấu tạo sợi: dệt, không dệt và vải địa phức hợp.
+ Nhóm dệt
gồm những sợi được dệt ngang dọc giống như vải may, như vải địa kĩ thuật loại dệt polypropylen. Biến dạng của nhóm này thường được thí nghiệm theo 2 hướng chính: hướng dọc máy, viết tắt MD (machine direction) và hướng ngang máy, viết tắt CD (cross machine derection). Sức chịu kéo theo hướng dọc máy bao giờ cũng lớn hơn sức chịu kéo theo hướng ngang máy. Vải dệt thông thường được ứng dụng làm cốt gia cường cho các công tác xử lý nền đất khi có yêu cầu.
+ Nhóm không dệt
gồm những sợi ngắn và sợi dài liên tục, không theo một hướng nhất định nào, được liên kết với nhau bằng phương pháp (dùng chất dính), hoặc nhiệt (dùng sức nóng) hoặc cơ (dùng kim dùi).
+ Nhóm vải phức hợp
là loại vải kết hợp giữa vải dệt và không dệt. Nhà sản xuất may những bó sợi chịu lực (dệt) lên trên nền vải không dệt để tạo ra một sản phẩm có đủ các chức năng của vải dệt và không dệt .
2) Ứng dụng vải địa kỹ thuật
Trong giao thông vải địa kĩ thuật có thể làm tăng độ bền, tính ổn định cho các tuyến đường đi qua những khu vực có nền đất yếu như đất sét mềm, bùn, than bùn… Trong thủy lợi, dùng che chắn bề mặt vách bờ bằng các ống vải địa kĩ thuật độn cát nhằm giảm nhẹ tác động thủy lực của dòng chảy lên bờ sông. Còn trong xây dựng, dùng để gia cố nền đất yếu ở dạng bấc thấm ứng dụng trong nền móng… Trong các công trình bảo vệ bờ (đê, kè,...) vải địa kỹ thuật được sử dụng thay cho tầng lọc ngược ngược, có tác dụng hạ thấp mực nước ngầm vẫn đảm bảo giữ cốt liệu nền khỏi bị rửa trôi theo dòng thấm.
Dựa vào mục công dụng chính, người ta chia vải địa kỹ thuật thành 3 loại: phân cách, gia cường, và tiêu thoát và lọc ngược.
Chức năng phân cách
Các phương pháp thông thường để ổn định hoá lớp đất đắp trên nền đất yếu bão hoà nước là phải tăng thêm chiều dày đất đắp để bù vào lượng đất bị mất do lún chìm vào nền đất yếu trong quá trình thi công. Mức độ tổn thất có thể hơn 100% đối với đất nền có CBR nhỏ hơn 0,5. Việc sử dụng loại vải địa kĩ thuật thích hợp đặt giữa đất yếu và nền đường sẽ ngăn cản sự trộn lẫn của hai loại đất. Vải địa kĩ thuật phân cách ngăn ngừa tổn thất đất đắp và vì vậy tiết kiệm đáng kể chi phí xây dựng. Ngoài ra, vải địa kĩ thuật còn ngăn chặn không cho đất yếu thâm nhập vào cốt liệu nền đường nhằm bảo toàn các tính chất cơ lý của vật liệu đắp và do đó nền đường có thể hấp thụ và chịu đựng một cách hữu hiệu toàn bộ tải trọng xe.
Chức năng gia cường
Đối với đường có chiều cao bé (từ 0,5 đến 1,5m), có giả thiết cho rằng cần phải dùng vải cường độ cao như là một bộ phận chịu lực của kết cấu đường. Tuy nhiên, tải trọng xe tác dụng trên móng đường chủ yếu theo phương đứng, trong khi phương chịu kéo của vải địa lại là phương nằm ngang. Vì vậy, cường độ chịu kéo và độ cứng chịu uốn của vải có ảnh hưởng rất nhỏ trong sự gia tăng khả năng chịu tải của nền dưới tải trọng đứng của bánh xe. Trong thực tế, dưới tải trọng bánh xe khả năng chịu tải của nền đường có vải địa kĩ thuật chủ yếu là do chức năng phân cách (nhằm duy trì chiều dày thiết kế và tính chất cơ học ban đầu của các lớp cốt liệu nền móng đường) hơn là chức năng gia cường về khả năng chịu kéo của kết cấu. Trong trường hợp đường có tầng mặt cấp cao (đường bê tông hoăc đường nhựa) hiệu ích từ chức năng gia cường càng rất giới hạn. Đó là bởi vì, để phát triển lực kéo trong vải địa cần phải có chuyển vị đủ lớn trong kết cấu móng đường để sinh ra biến dạng ngang tương ứng, mà điều nầy thi không cho phép đối với đường có tầng mặt cấp cao. Trong trường hợp xây dựng đê, đập, hay đường dẫn vào cầu có chiều cao đất đắp lớn, có thể dẫn đến khả năng trượt mái hoặc chuyển vị ngang của đất đắp, vải địa kĩ thuật có thể đóng vai trò cốt gia cường cung cấp lực chống trượt theo phương ngang nhằm gia tăng ổn định của mái dốc. Trong trường hợp này vải địa có chức năng gia cường.
Chức năng tiêu thoát/ lọc ngược
Đối với các nền đất yếu có độ ẩm tự nhiên lớn và độ nhạy cảm cao. Vải địa kĩ thuật có thể làm chức năng thoát nước nhăm duy trì và thậm chí gia tăng cường độ của đất nền và do đó làm gia tăng khả năng ổn định tổng thể của công trình theo thời gian. Vải địa kĩ thuật loại không dệt, xuyên kim có chiều dày và tính thấm nước cao là vật liệu có khả năng tiêu thoát tốt, cả theo phương đứng (thẳng góc với mặt vải) và phương ngang (trong mặt vải). Vì thế, loại vải địa này có thể làm tiêu tán nhanh chóng áp lực nước lỗ rỗng thặng dư trong quá trình thi công cũng như sau khi xây dựng và dẫn đến sức kháng cắt của nền đất yếu sẽ được gia tăng.
Hai tiêu chuẩn để đánh giá về đặc trưng lọc ngược là khả năng giữ đất và hệ số thấm của vải. Vải địa kỹ thuật cần phải có kích thước lỗ hổng đủ nhỏ để ngăn chặn không cho các hạt đất cần bảo vệ đi qua đồng thời kích thước lỗ hổng cũng phải đủ lớn để có đủ khả năng thấm nước bảo đảm cho áp lực nước lỗ rỗng được tiêu tán nhanh.
3) Lợi ích khi sử dụng Vải địa kỹ thuật.
-
Cho phép tăng cường lớp đất đắp bằng việc tăng khả năng tiêu thoát nước.
- Giảm chiều sâu đào vào các lớp đất yếu.
- Giảm độ dốc mái lớp đất đắp yêu cầu và tăng tính ổn định của chúng.
- Giữ được tốc độ lún đều của các lớp đất, đặc biệt trong vùng chuyển tiếp.
- Cải thiện các lớp đất đắp và kéo dài tuổi thọ công trình.
Vải địa kỹ thuật không dệt ứng dụng giao thông, thủy lợi, môi trường góp phần làm giảm giá thành dự án. Vải địa kỹ thuật loại không dệt được sử dụng trong các công trình giao thông đường bộ, đường sắt, cảng, sân bay, các khu vực bãi đỗ, kho hàng, khu vực bốc dỡ hàng, nhà xưởng công nghiệp, đê kè sông biển, hố chứa chất.
Khôi phục nền đất yếu: Vải địa kỹ thuật không dệt được sử dụng như biện pháp tiếc kiệm và hiệu quả để phục hồi các ô hay khu vực đất yếu như đầm pháp ao bùn, với tính năng cường lực chịu kéo cao, độ bền kéo mói ghép nối tốt. Phân cách ổn định nền đường: Vải địa kỹ thuật không dệt nhờ tính năng cường độ chịu kéo và ứng suất cao nên được sử dụng làm lớp phân cách giữa nền đất đắp và đất yếu nhằm duy trì chiều dày đất đắp và tăng khả năng chịu tải của nền đường. Chống xói mòn, lọc và tiêu thoát: Vải địa kỹ thuật không dệt được sử dụng trong các công trình như đê, đập, kênh mương thuỷ lợi, kè sông, biển, nhằm giải quyết hai vấn đề: lọc tiêu thoát giúp giảm bớt áp lực thuỷ động từ bên trong bờ, mái dốc; và triệt tiêu bớt các năng lượng gây xói mòm như sóng, gió, mưa..
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn và báo giá xin liên hệ với chúng tôi
CÔNG TY CP XNK ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Địa chỉ: Thôn Thượng Đình - Xã Nhị Khê - Huyện Thường Tín - Tp. Hà Nội
VPGD: Khu Tập Thể Trường Cấp 3 Nguyễn Trãi - Nhị Khê- Thường Tín - Hà Nội
Hotline: 0912.353.363
Sản phẩm khác
Xem thêm
Dầu biến thế Transol - Savita - Ấn Độ
Liên hệ: 0912.353.363
Xem thêm
Rọ đá
Liên hệ: 0912.353.363
Xem thêm
Matit chèn khe VICTA-BS
Liên hệ: 0912.353.363
Xem thêm
Gối cầu cao su
Liên hệ: 0912.353.363
Xem thêm
Vải địa kỹ thuật TS
Liên hệ: 0912.353.363
Xem thêm
Vải địa kỹ thuật dệt gia cường
Liên hệ: 0912.353.363
Xem thêm
Vải địa kỹ thuật không dệt ART và ART D
Liên hệ: 0912.353.363
Xem thêm
Màng chống thấm HDPE - GSE - Thailand
Liên hệ: 0912.353.363
Xem thêm
Máy ấp trứng gia cầm
Liên hệ: 0912.353.363
Xem thêm
Vải địa kỹ thuật dệt PP
Liên hệ: 0912.353.363
Xem thêm
Khe co giãn cao su
Liên hệ: 0912.353.363
Xem thêm
Bìa giấy cách điện
Liên hệ: 0912.353.363
0912.353.363 - 0943.499.688