Dùng gia cố những công trình có nền đất yếu: Lưới địa được sử dụng để phủ nền có nhiều hốc trống, nền đá vôi, hạn chế sụt lún, bảo vệ lớp lót màng chống thấm HDPE. Đặc biệt là các công trình hố chôn lấp rác, hồ chứa nước trên địa hình đồi, các vùng khai thác mỏ,…
Dùng lưới địa làm tường chắn: Lưới địa được trải nằm ngang, liên kết với các tấm hoặc các khối ốp mặt ngoài nhằm chống lại các lực cắt của khối sụt trượt. Để đảm bảo chất lượng công trình, tường chắn có thể được xây cao 17m, mái dốc đến 90 độ.
Gia cố mái dốc: Lưới địa kỹ thuật có khả năng ổn định, khống chế sụt lún, sạt lở, được dùng gia cố trong thân mái dốc. Mặt ngoài thường được neo bằng lưới địa nhằm chống xói mòn bề mặt, độ cao có thể đạt tới 50m.
Dùng làm liên kết đầu cọc: Sau khi đóng cọc móng, lưới địa kỹ thuật được trải trên các cọc, nhằm tạo ra giàn đỡ truyền tải trọng công trình đến các cọc một cách hiệu quả, đồng thời giúp tiết kiệm được số lượng cọc sử dụng.
Ưu điểm khi thi công
Thời gian thi công nhanh, chi phí đầu tư thấp.
Tiết kiệm đáng kể khối lượng đào đắp, sử dụng vật liệu tại chỗ.
Tiết kiệm không gian xây dựng mái dốc và tường chắn.
Có thể kết hợp với nhiều loại vật liệu đắp bề mặt, kết cấu bê tong hoặc sử dụng thảm thực vật tạo cảnh quan tự nhiên cho công trình.
Thực tế sử dụng của lưới địa kỹ thuật
Những lợi ích của việc ứng dụng lưới địa kỹ thuật trong thi công đã được thực tế chứng minh trong nhiều công trình.
Chính vì những lợi ích trên, cũng như đa dạng trong việc ứng dụng cho các công trình, lưới địa kỹ thuật sẽ được sử dụng rất hiệu quả trong việc làm đường tạm cho xe vào thi công khi đi qua khu vực đất yếu, kết cấu áo đường cho mặt đường cao tố, bãi container trong cảng biển, đường cho xe siêu trường, siêu trọng, sàn làm việc cho phương tiện thi công hạng nặng.
Nếu quý khách đang cần tìm một sản phẩm phù hợp, đạt tiêu chuẩn quốc tế, có giá cả hợp lý cùng nhiều ưu đãi. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng và chính xác.